Yêu cầu kỹ thuật khi thi công cốp pha móng

Cốp pha móng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và tạo kết cấu vững chắc cho ngôi nhà. Vậy, bạn đã biết các yêu cầu kỹ thuật khi thi công móng chưa? Trong bài viết này, xây dựng Phúc Ngọc sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Cốp pha móng là gì? Cấu tạo của cốp pha móng

Cốp pha móng hay còn có tên gọi khác là khuôn đúc bê tông.Đây là một loại cốp pha được sản xuất theo dạng khuôn, dùng để tạo thành các khối bê tông vững chắc, hình thành kết cấu móng cho công trình. Loại cốp pha này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Theo thời gian, các chất liệu được cải tiến khá hiện đại.

Xét trên mặt cấu tạo, cốp pha móng bao gồm có 3 loại:

  • Ván mặt: Phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông, đóng vai trò định hình khối bê tông.
  • Sườn cứng: Liên kết với phần ván mặt, chịu lực toàn khối bê tông.
  • Phụ kiện như sắt, thép, con kê… giúp khối bê tông liên kết bền chặt với nhau.

Các loại cốp pha móng hiện nay

Ngày từ xa xưa, người ta đã ứng dụng cốp pha móng trong các công trình từ dân dụng đến công cộng. Song song với sự phát triển hiện đại, nhiều loại cốp pha ra đời. Một số loại cốp pha đổ móng phổ biến nhất là:

  • Cốp pha móng bằng gỗ: từ gỗ tự nhiên, gỗ dán, tre… đây là dòng có lịch sử lâu đời nhất, chi phí khá rẻ tuy nhiên khả năng tái sử dụng không cao.

  • Cốp pha móng bằng kim loại: từ thép. nhôm… được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Ưu điểm là độ bền cao, khả năng chịu lực rất tốt, có thể sử dụng nhiều lần, hợp cho đầu tư lâu dài.
  • Cốp pha móng bằng nhựa, vật liệu composite, cao su, vải bạt cường độ cao… không có độ bền và chịu lực tốt như kim loại nhưng giá thành mềm hơn, dễ dàng thao tác đúng kỹ thuật, thích hợp cho các công trình vừa và nhỏ.
  • Cốp pha móng bằng gạch:Cốt pha móng bằng gạch là phương pháp sử dụng gạch xây để tạo khuôn cho móng nhà thay vì sử dụng ván khuôn gỗ hoặc thép như truyền thống. Phương pháp này có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ thi công và đảm bảo chất lượng công trình.

Yêu cầu kỹ thuật khi thi công cốp pha móng

Dưới đây là một số yêu cầu kỹ thuật khi thi công cốp pha móng

  • Cốp pha móng phải kín: Như đã biết, khi bê tông tươi đổ vào khuôn, chúng tồn tại ở dạng lỏng, cần đảm bảo độ kín nhằm tránh hao hụt, thất thoát bê tông trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, khuôn kín mít giúp qua quá trình đóng rắn của bê tông diễn ra nhanh hơn, đảm bảo đúng thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng khi hoàn thành.
  • Chất liệu có khả năng chịu lực: Tất nhiên, cần đảm bảo cốp pha có thể chịu được lực khi bê tông đang ở trạng thái lỏng. Ngay cả khi bê tông đã đóng rắn, khuôn đúc cũng cần chịu lực tạm thời để duy trì hình dạng khối bê tông.
  • Kích thước chuẩn kỹ thuật: Cần xem xét kỹ vị trí để lựa chọn cốp pha móng đúng theo yêu cầu về độ dài, rộng, chiều cao và hình dạng. Tránh lấy cán cong, vênh ảnh hưởng đến toàn bộ móng của công trình.
  • Cây chống cũng cần đảm bảo về chất lượng và số lượng dựa trên sự tính toán kỹ càng của nhà thầu, cố định chắc chắn để không xê dịch khi thi công.
  • Mặt ván của khuôn sàn nên có một lớp lót bạt để hạn chế tối đa việc mất nước của xi măng.

Kiểm tra cốp pha móng chuẩn kỹ thuật trước khi đổ bê tông

Để có được một lớp móng nhà chắc chắn, bước đầu tiên, cần phải lắp ghép cốp pha móng chuẩn kỹ thuật, đủ để thao tác thi công và chịu lực cho ngôi nhà. Bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Kiểm tra độ võng đáy ở nhiều vị trí, hãy đảm bảo lắp đặt cốp pha trên mặt nền càng phẳng càng tốt.
  • Đo đạc kỹ lưỡng vị trí lắp đặt cốp pha, kiểm tra ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện khác không bị cong vênh hay nứt mẻ.
  • Cân đối chiều cao của mặt ván phù hợp với độ dày móng nhà muốn thi công.
  • Để giảm áp lực xô ngang, có thể sử dụng thêm thanh chống lên thành đất bằng các tấm gỗ có chiều dày tối thiểu 3cm.